Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

NGUYÊN NGỌC VÀ GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG CỦA BÀ ALEXEIVICH

ĐÔNG LA
NGUYÊN NGỌC VÀ GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG
CỦA BÀ ALEXEIVICH

Vừa rồi Võ Khánh Linh có “khoe” tôi viết bài về Nguyên Ngọc: Ông Nguyên Ngọc quảng bá cho nhà văn chống Nga được giải Nobel, có ý muốn tôi góp thêm tiếng nói. Nhưng chuyện Đại hội Đảng “nóng” hơn nên hôm nay tôi mới coi. Còn Nguyên Ngọc, một chuyên gia chuyên bầy trò, biết chắc chỉ là bổn cũ soạn lại thôi nhưng không thể không quan tâm. Bởi với văn chương, chữ nghĩa, học thuật, có những điều nhố nhăng nếu không phân tích thì những kẻ quấy rối dễ lừa mị được người đọc, biến những điều nhố nhăng thành những giá trị cao siêu.
            Về giải Nobel, gần đây tôi có trả lời phỏng vấn của các bạn “cờ đỏ”, một tác phẩm dạng mua vui bình thường thì không thể được giải, mà muốn được giải tác phẩm phải có tư tưởng. Thực tế đúng là có những nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng khi tác phẩm của họ chỉ ra những căn bệnh của xã hội loài người và của chính nhân cách con người. Như nhà văn Gabriel Garcia Marqueztư viết về “cái cô đơn” chẳng hạn. Marquez là trường hợp đặc biệt, dư luận cho rằng ông là người đoạt giải Nobel trong số những giải Nobel. Ông được chọn trao giải vì tài năng và chiều kích tác phẩm của ông chứ không phải vì quan điểm chính trị, dù một nhà văn như ông tất phải có quan điểm chính trị. Có điều khác thường ở chỗ ông từng làm phóng viên ở Cuba và thân thiết với Fidel Castro, nghĩa là ông có quan điểm thân cộng, ngược với quan điểm thường lệch về phía chống cộng của giải Nobel Văn chương và Hòa bình. 
           Như Giải Nobel Hòa bình năm 1973 là một giải buồn cười khi người được trao giải cùng với ông Lê Đức Thọ là Kissinger, sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Buồn cười vì không có chiến thắng của quân đội VN trên các chiến trường và đặc biệt là cuộc đối đầu lịch sử ngay trên bầu trời Thủ đô Hà Nội với không quân Mỹ, với B52 trải thảm, thì không bao giờ có chuyện ông Kissinger, đại diện phía Mỹ, ký vào bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

             Tại hai nước từng đứng đầu “phe” XHCN là Liên Xô và Trung Quốc, người ta thường chọn những nhà văn có tư tưởng chống lại chính quyền để trao giải Nobel.
Với Liên Xô, Boris Pasternak, đoạt giải năm 1958, cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của ông, Bác sĩ Zhivago, không được in ở Liên Xô;  Alekxandr Isayevich Solzhenitsyn, đoạt giải năm 1970, từng viết một bức thư bày tỏ quan điểm chống lại chủ nghĩa Stalin, 7 – 1945, ông bị kết án tù 8 năm, khi Stalin mất, ông mới được phục hồi; Joseph Brodsky, đoạt giải  năm 1987, năm 1963 Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và bị đi cải tạo 5 năm, năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang ViênLondon và cuối cùng là Hoa Kỳ.
Với Trung quốc, Cao Hành Kiện là nhà văn gốc Trung đầu tiên đoạt giải Nobel năm 2000, Chính phủ Trung Quốc từng coi ông là một phần tử chống đối và các tác phẩm của ông đã bị cấm lưu hành từ năm 1986, ông đã bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1989, năm 1988, ông sang Pháp sinh sống và nhập quốc tịch Pháp từ 1998.
Có sự thiên lệch như vậy đơn giản là vì Giải thưởng Nobel được lập theo di chúc của nhà phát minh hóa học người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895. Mà Thụy Điển lại là một thành viên của EU, quan điểm về nhân quyền trong các tác phẩm tất phải lựa chọn theo “giọng” Phương Tây.
          ***
Võ Khánh Linh viết:
Giải Nobel Văn học lần này một lần nữa được lợi dụng cho động cơ chính trị khi Nguyên Ngọc đứng ra giới thiệu và quảng bá cho Alexeivich. Nguyên Ngọc cho biết trong buổi nói chuyện ngày 13 tháng 1 năm 2016 rằng ông có quen biết và thậm chí thân thiết với Alexeivich, nên nhanh chóng có bản thảo của bà từ rất lâu trước khi bà ta được giải Nobel Văn học. Được biết, Nguyên Ngọc đã dịch cuốn sách “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ” của Alexeivich từ năm 1987, nhưng sau đó, do không có tiếng vang, Nguyên Ngọc không hề để tâm đến bà nữa, mà hoàn toàn chỉ dịch các tác phẩm của Milan Kundera – một nhà văn lớn và nổi tiếng khác cũng có xu hướng bài Cộng Sản. Như vậy, Nguyên Ngọc không dịch tác phẩm văn học chỉ vì nó hay mà vì ông thấy ở các nhà văn đó có các yếu tố giúp ông ta tuyên truyền chính trị (cũng như các học giả trong hội đồng trao giải Nobel Văn học)”;
Tiếp sau đó, Nguyên Ngọc phân tích về nội dung mà Alexeivich muốn truyền tải trong tiểu thuyết của bà. Cho dù bà ta viết về cái gì, dù là phụ nữ hay trẻ em trong chiến tranh, thì vẫn để lên án Chủ nghĩa Cộng Sản và nước Nga Xô Viết toàn trị. Bà gọi thẳng đó là cái ác”;
Xin mọi người nhớ cho Nguyên Ngọc từng là một Đảng viên Cộng sản, Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN, chỉ vì có những quan điểm và hành động sai trái, đã bị phê phán, bị thất sủng, bị mất chức, nên mới thoái hóa trở thành một người có tư tưởng chống đối như trên.
Còn bà Alexeivich, vì chưa đọc trực tiếp tác phẩm của bà tôi không thể bình luận qua cách đọc đầy chủ quan, sai trái của người khác được, nhưng qua những phát biểu cụ thể về chính trị thì tôi hoàn toàn có thể có ý kiến về quan điểm chính trị của bà ta. Chỉ với câu nói: “Ở phía Đông (châu Âu) người ta "đã lừa gạt người dân 70 năm trời và sau đó lấy đi thêm 20 năm nữa". Vấn đề này làm cho ở Nga và Belarus "sinh ra những con người rất hung hăng, rất nguy hiểm cho thế giới"”, bà ta đã chứng tỏ không khách quan, quan điểm chính trị đầy tính chủ quan, thiên lệch, sai trái. Thực tế, hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp đã xảy ra; một do tham vọng phân chia lại thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc; hai là sự phục thù của Chủ nghĩa Phát-xít chứ hoàn toàn không phải do tư tưởng XHCN. Vì vậy Nguyên Ngọc hoàn toàn sai trái khi viết về bà Alexeivich, theo Võ Khánh Linh:
Nguyên Ngọc cho biết bà Alexeivich khẳng định rằng khi ai đó muốn mang một thứ chủ nghĩa, một thứ lý tưởng áp đặt lên một xã hội nào đó thì đó là điều ác, và tai họa trên thế giới đều đến từ những ảo tưởng tốt đẹp về một thế giới không có người ác, không phân biệt giai cấp, như Chủ nghĩa Cộng Sản. Và đó là ảo tưởng, một thứ ảo tưởng muốn thay đổi thế giới bằng chiến tranh và bạo lực. Vậy thì, rốt cuộc Alexeivich hay Nguyên Ngọc đều đang công kích vào Chủ nghĩa Cộng Sản, quy kết cho Chủ nghĩa Cộng Sản đã tạo ra bất hạnh cho thế giới dù rao giảng lời tốt đẹp”.
***
          Trong vụ Nguyên Ngọc “quậy” lần này lại thêm một lần ông ta thể hiện quan điểm về lịch sử, cũng lại liên quan đến khả năng dịch thuật và mục tiêu “truyền bá tư tưởng” của ông ta! Xin thống kê lại mấy vụ:         
Nguyên Ngọc từng là chủ trò trao giải Phan Châu Trinh cho Nhà Sử học Keith W.Taylor, một Cựu Chiến Binh Mỹ tại Việt Nam, mà các nhà báo thuộc Câu Lạc Bộ Kháng Chiến TPHCM cho rằng không thỏa đáng.
          Trên TuanVietNam, 25/11/2013, Nguyên Ngọc viết: “Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị…Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta”.
Tôi đã viết việc bên ngoài người ta nhả ra chữ nào Nguyên Ngọc vồ ngay lấy chỉ chứng tỏ cái dốt của ông ta. Với các nước thực dân, đế quốc đi xâm lược phi nghĩa, bọn bán nước phi nghĩa thì mới cần “nhào nặn lịch sử”, còn với VN ta chỉ có một lịch sử oai hùng chống ngoại xâm, giành lại nền độc lập, thì cần gì phải “nhào nặn lịch sử” mà cần đến cái “cảnh giác hiền minh”?
          Việc Nguyên Ngọc từng tâng bốc mấy tác phẩm “phản lịch sử” không chỉ chứng tỏ quan điểm sai trái về lịch sử của Nguyên Ngọc mà còn làm cho mấy ông, bà tác giả mơ về giải Nobel, nên họ đã nhiệt thành noi theo việc chống chính quyền của mấy tác giả trên thế giới từng đoạt giải Nobel, và như chính bà Alexeivich ngày hôm nay!
          ***
          Về dịch thuật, trước đây vì trình độ ngoại ngữ nói chung ở  ta còn kém nên người ta thường chú ý tác phẩm dịch là hay hay dở chứ ít ai chú ý đến chuyện dịch đúng sai. Mãi gần đây khi trình độ ngoại ngữ khá hơn, nhiều người Việt định cư ở nước ngoài, chuyện dịch đúng sai mới được chú ý và cũng đã có nổ ra những cuộc tranh cãi.
Tôi không giỏi ngoại ngữ nhưng tôi thấy trước những vấn đề liên quan đến học thuật, thì ngoài trình độ ngoại ngữ, người dịch cần phải có một nền tảng tri thức để dịch cho đúng cũng quan trọng không kém. Như một đứa trẻ dù thông thạo tiếng mẹ đẻ đến mấy cũng không thể hiểu nổi những trang học thuật viết bằng chính tiếng mẹ đẻ.
Tình trạng ngoại ngữ của Nguyên Ngọc với văn hóa cấp II cũng y như một đứa trẻ bản xứ vậy. Nên Nguyên Ngọc đã dịch sai tùm lum. Thật e ngại khi lần này cũng lại chính Nguyên Ngọc “đã trổ tài” dịch cuốn “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ” của Alexeivich ngay từ năm 1987.
Vì chưa đọc cuốn đó nên tôi không biết Nguyên Ngọc dịch ra sao. Vậy xin nhắc lại vài ví dụ về khả năng dịch thuật của Nguyên Ngọc.
Nhà phê bình Pháp Barthes viết cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques. Barthes dùng l'écriture để thể hiện sự dấn thân của nhà văn, ông cho sự không tỏ thái độ là “độ không” (Le Degré zero). Nên “độ không” ở đây là thái độ trung tính, là sự vô cảm chứ không phải “độ không của lối viết”. Cụm từ “độ không của lối viết” hoàn toàn vô nghĩa nên Nguyên Ngọc đã dịch như vậy là hoàn toàn sai, là chưa hiểu bài! Nguyên Ngọc cũng dịch câu của Kundera la sagesse de l’ambigui là “sự hiền minh của tính nước đôi”. L’ambigui là sự mơ hồ mà sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước đôi. Sự mơ hồ chỉ cái chưa rõ ràng, còn nước đôi chỉ sự lưỡng lự giữa hai cái. Mà đã “nước đôi” thì hoàn toàn không thể “hiền minh” được. Làm dáng chữ nghĩa đúng đọc đã ghê, lại còn làm dáng sai nữa thì đọc đúng là thấy gai cả người! Milan Kundera cho khi dân số thế giới tăng thì trọng lượng của cái tôi, của đời sống nội tâm ngày càng nhẹ đi, nên ông đã đặt nhan đề một cuốn sách của ông là L'Insoutenable légèreté de l'être. Vì vậy L'Insoutenable légèreté nghĩa là cái “sự nhẹ không thể chịu nổi”, thể hiện sự e ngại về sự biến mất cái tôi trong thế giới hiện đại mà con người ngày một sống chen chúc hơn. Vậy mà Nguyên Ngọc đã dịch là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh. Nhẹ bồng (bồng trong phiêu bồng) chỉ sự phiêu du nhẹ nhàng, ngược với cái sự nhẹ không chịu nổi nói trên!
          ***
Trong bài Chính ủy Nguyên Ngọc trên VietNam.net, Phạm Xuân Nguyên từng viết:
“Nguyên Ngọc ngày càng nhận thức sâu hơn, khác hơn về thực tại… trở thành nhà tư tưởng Nguyên Ngọc, hơn thế, nhà tư tưởng hành động”; “…khác với những người làm tư tưởng từ chính trị. Ông đã từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng… Ông có một cơ bản tiếng Pháp vững, và trên hết là một lòng say mê đọc và truyền bá tri thức nhân loại cho đồng bào mình”.
Nếu có trình độ để hiểu như tôi phân tích ở trên sẽ thấy những lời tâng bốc của Nguyên thật buồn cười, vì Nguyên Ngọc không chỉ không có tư tưởng gì mà còn không đủ trí để hiểu những vấn đề mang tính tư tưởng. Vì không hiểu nên Nguyên Ngọc kỳ công dịch tác phẩm của Barthes để truyền bá tư tưởng của ông, rồi cũng lại kỳ công dịch tác phẩm của Kundera, một người có tư tưởng ngược với Barthes.
Barthes coi trọng tác phẩm dấn thân, phê phán sự vô cảm, cho là số không, nghĩa là coi trọng ý thức cống hiến. Còn Kundera coi Hiện tượng học làm cơ sở triết lý cho văn chương. Husserl là người sáng lập ra Hiện tượng học mô tả sự tự sinh của ý thức, hướng về đối tượng nào đó (ý hướng tính), rồi ban bố cho nó ý nghĩa. Không có duy tâm hay duy vật mà chỉ có trạng thái nối liền liên khách chủ thể (Relation sujet-objet) mà Husserl gọi là sự suy tư về chính chủ thể suy tư. Chủ nghĩa Hiện sinh ra đời đã chịu ảnh hưởng nhiều từ Hiện tượng học. Đó là một chủ nghĩa đề cao cái tôi, cái hiện sống, cho con người không phải chịu ràng buộc bởi tự nhiên cũng như xã hội. Có thời thanh niên ở một số nước phương Tây đua nhau sống theo bản năng, tự nhiên chủ nghĩa, lũ lượt kéo nhau lên rừng sống bằng rau trái, tự nhiên khỏa thân, tự do chung chạ v.v… Sau nữa, Chủ nghĩa Thực dụng ra đời cũng dựa trên cái Tôi “Không có cái gì gọi là chân lý khách quan mà chỉ có chân lý của cái tôi. Chỉ có cái gì có lợi cho tôi sẽ là chân lý”! Vì vậy nói tư tưởng Kundera ngược với Barthes là vì thế, và nói Nguyên Ngọc “đếch biết gì” cũng vì thế!
***
Chính vì Nguyên Ngọc mê (mụ) Kundera nên đã luôn ủng hộ, ca ngợi những tác giả, tác phẩm đề cao cái tôi chủ quan, bất chấp sự cực đoan, lập dị, lộn ngược, thậm chí phản động. Trong một bài trả lời phỏng vấn cũng trên VietNam.Net, Nguyên Ngọc viết:
Dân chủ không phải là cái đem cho, dân chủ đem cho thì không phải là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự giải phóng. Hơn ở đâu hết, trong giáo dục điều ấy càng rõ và thiết yếu”.
Tôi đã viết, một người luôn phản bác sự “chính trị hóa” giáo dục vậy mà ở đây khi bàn về giáo dục Nguyên Ngọc cũng lại tranh thủ tuyên truyền chính trị cho con đường “đấu tranh cho dân chủ” của mình, chẳng khác gì ông ta đã đi gieo mầm phản loạn độc hại, nguy hiểm trong tâm trí trong sáng của các em học sinh.
Nguyên Ngọc là người luôn kiếm cớ để thực hiện mục đích chống đối thì kỳ này, chuyện bà Alexeivich được giải Nobel Văn chương, Nguyên Ngọc mau mắn tổ chức buổi tọa đàm tất cũng chỉ vì mục đích đó mà thôi. Rất cần nhiều bài viết chỉ ra sự sai trái như bài của Võ Khánh Linh.
2-2-2016
ĐÔNG LA